Mường Khương Quán- Đặc sản tây bắc

Mường Khương Quán - điểm đến của tất cả mọi người. Mang những tinh hoa ẩm thực của vùng núi Tây Bắc về với Hà Nội.

Chương Trình khuyến mại tháng 7

UỐNG 1 TẶNG 1 Tặng 1 nậm rượu mơ, rượu táo mèo hay rượu đen cho khách khi sử dụng rượu cùng loại

Không gian toàn cảnh nhà hàng

Với tổng diện tích 700m2, mặt tiền nhìn thẳng ra Hồ Tây rất thoáng mát. Nhà hàng được bố trí không gian mở và nhiều phòng riêng điều hòa mát, không gian trang trí mang đậm chất tây bắc.

Bày trí đồ ăn

Cách bày trí đồ ăn pha trộn của tây bắc và hiện đại

Nhận đặt tiệc liên hoan, sinh nhật...

Với không gian đệp, rộng rãi, thoáng mát rất thích hợp cho các cuộc họp lớp, liên hoan, sinh nhật đặc biệt nơi đây cũng là điểm đến lý tưởng của bữa cơm gia đình đầm ấm. Hotline: 0936535389

Hướng Dẫn Làm Món Sườn Xào Chua Ngọt Cực Ngon

Sườn xào chua ngọt ngon chuẩn là thịt sườn mềm, không dai, vị chua chua ngọt ngọt vừa miệng, quện thêm nước sốt vàng sậm sền sệt. Làm xong, chỉ cần nhìn thôi bạn đã đủ kích thích rồi. Chị em cùng vào bếp với các bếp trưởng của Mường Khương Quán để học cách làm món sườn xào chua ngọt này nhé!

Nguyên liệu:
- Sườn non
- Tương cà, nước mắm, muối, đường, giấm, bột nêm, tiêu
- Hành lá, rau mùi
- Hành khô
- Có thể cho thêm dứa và cà chua để bày cho món ăn đẹp mắt hơn
Cách làm:
Bước 1: Sườn rửa sạch rồi chặt miếng vừa ăn sau đó đun 1 nồi nước sôi và cho sườn vào chần sơ qua, vớt ra để cho ráo nước.
Bước 2: Các gia vị gồm: tương cà, nước mắm, muối, đường, giấm, bột nêm, tiêu cho vào bát và khuấy đều cho hòa tan. Hành lá rửa sạch thái nhỏ, hành khô băm nhỏ.
Bước 3: Đặt chảo lên bếp cùng với khoảng 2-3 thìa dầu ăn, khi dầu nóng thì xếp từng miếng sườn vào chảo chiên sơ qua cho sườn xém vàng thì vớt ra đĩa.
Bước 4: Vẫn sử dụng luôn cái chảo đó, bạn cho hành khô vào phi cho thơm sau đó cho bát nước sốt vừa pha sẵn khi nãy vào, nấu cho sôi lên.
Bước 5: Trút toàn bộ sườn vừa chiên vào chảo nước sốt, đảo đều cho sườn ngấm đều gia vị sau đó thêm 1/2 bát con nước, đậy vung và xào cho sườn mềm, nước sốt rút cạn bớt và sệt lại thì nếm lại cho vừa ăn là tắt bếp.
Rắc thêm chút hành lá thái nhỏ lên trên rồi cho sườn xào chua ngọt ra đĩa để thưởng thức với cơm nóng ngon tuyệt vời.


Chúc các bạn thành công và ngon miệng nhé!

Mâm cỗ chay cúng ngày tết Vu Lan rằm tháng 7

Vậy là Tết Vu Lan mùa báo hiếu đã sắp đến và mỗi gia đình người việt chúng ta đều chuẩn bị mâm cỗ đầy đủ để báo hiếu đến cha mẹ, tổ tiên ông bà những người đã khuất. Cùng Mường Khương Quán tìm hiểu những món ăn không thể thiếu trong lễ Vu Lan báo hiếu nào
1.Nem chay
- Nguyên liệu: nấm, rau củ quả, hành và bánh đa nem
- Thực hiện: Nấm ngâm mềm, cắt sợi nhỏ. Cà rốt, củ cải trắng, xu hào thái hạt lựu, mang phơi trong mát nửa ngày cho héo. Mì căn xé nhỏ. Đậu hũ xay nhuyễn.  Phi thơm hành, xào chung nấm, cà rốt, củ cải, xu hào, nêm bột nêm vừa ăn. Trút ra âu lớn. Cho miến, đậu hũ, ngò vào đảo đều.  Múc một lượng vừa đủ hỗn hợp trên để lên bánh đa nem, gói tròn, chiên vàng. Món này ăn nóng kèm rau sống, tương ớt.
2. Cháo hoa
- Nguyên liệu: Gạo và nước
- Thực hiện :Khi bắt đầu nấu cần canh lửa lớn để gạo nở bung ra rồi giảm dần độ nóng sau đó nấu đến khi hột gạo chín nhừ. Đối với cháo hoa, nấu càng lâu thì cháo càng đặc. Có thể ăn cháo hoa với đường thẻ hoặc ăn chung với thịt kho, gỏi gà hay cá kho tùy sở thích.
Cháo hoa hay còn gọi là cháo trắng là một trong số những món ăn truyền thống không thể thiếu trong mâm lễ cúng vào mỗi mùa Vu Lan
3.Xôi dừa
- Nguyên liệu: Gạo nếp, dừa nạo và đường
- Thực hiện: Gạo nếp ngâm sẵn cho mềm. Cho vào nồi cơm điện hoặc chõ hấp chín, cho thêm đường, vừng, dừa vào trộn đều. Để thêm 1 lúc nữa cho chín và ngấm.
Nếu không có dừa tươi, có thể dùng dừa khô nạo sẵn, nên hấp dừa nạo trước bằng lò vi sóng cho mềm và dậy mùi. Khi ăn có thể rắc thêm ít vừng và dừa lên mặt tùy ý.
4. Canh cải thảo nấm đông cô
- Nguyên liệu: Cải thảo, nấm đông cô, đậu phụ, gia vị
- Thực hiện: Đậu hũ thái thành miếng, bắc chảo dầu, chiên vàng đều. Cải thảo thái nhỏ, nấm đông cô ngâm nước lạnh 1 tiếng. Lấy nấm và cải luộc sơ qua nước sôi, sau đó bỏ cùng đậu hũ vào thố, nêm nếm gia vị đã có, rồi cho nước sôi vào. Xong đậy nắp lại, cho vào lò vi sóng, nấu khoảng 5 phút.

Vậy là mâm cỗ chay đã tương đối tươm tất, cùng với mâm ngũ quả là bạn đã chuẩn bị xong cho gia đình mình mâm cỗ cúng ngày tết Vu Lan rằm tháng 7 rồi.

Hướng dẫn cách làm lẩu bò nhúng dấm ngon như nhà hàng

Vào những ngày thời tiết mát mẻ hay se lạnh mà có được nồi lẩu bò nhúng dấm thì ngon tuyệt vời rồi đúngkhông các bạn, hương vị thơm ngon, chua chua ngọt ngọt hấp dẫn, lại cực bổ dưỡng nữa chứ. Thế nhưng để chế biến được một nồi lẩu bò nhúng dấm chuẩn vị thì không phải ai cũng nấu ra được đâu nhé Mường Khương Quán sẽ hướng dẫn các bạn cách làm món ăn trên
A.nguyên liệu chuẩn bị
- Dấm: 500ml
- Bún, bánh tráng
- Chanh, tỏi, hành tây, sả
- Rau sống, chuối xanh, xà lách, dưa chuột, rau mùi, ...
- Mắm nêm, Mắm, muối, bột nêm, bột ngọt...
- Thịt bò: 1,5kg, thịt bò chúng ta nên chọn phần philê bò hoặc phần lõi bắp bò nhiều nạc có pha thêm mỡ, phần thịt này rất mềm mà khi nhúng lại không bị khô, dai nhé.
- Xương ống lợn: 500g
- Dứa: 1 quả
- Dừa non nguyên quả: 1 quả
B. Cách làm
Bước 1: Chuẩn bị nước lẩu
Nước lẩu là thành phần quan trọng bậc nhất trong món lẩu, để có được một nồi lẩu ngon chúng ta cần làm đó là phần xương ống heo mua về các bạn mang sát muối, rửa sạch lại nhiều lần dưới vòi nước chảy mạnh rồi chẻ đôi cho vào nồi, chế nước ngập xương. Đặt nồi xương lên bếp, vặn lửa thật to đến khi nước sôi thì các bạn giảm lửa nhỏ liu riu, ninh trong khoảng 1 tiếng để xương ổng tiết hết vị ngọt nhé, trong quá trình ninh các bạn nhớ vớt váng bọt để nước dùng được trong và thanh nhé.
Bước 2: Trong thời gian chờ đợi xương được ninh thật kỹ, chúng mình sẽ nhanh chóng thực hiện các công đoạn sơ chế nguyên liệu khác nhé. Thịt bò các bạn cũng sát qua muối và rửa nhiều lần để khử mùi hôi rồi thái thật mỏng nhé, mẹo để thái được thịt mỏng đó là các bạn cho cả tảng thịt vào ngăn đá tủ lạnh đến khi kiểm tra thấy thịt hơi đông cứng thì mang ra thái bằng dao thật sắc, làm như vậy các bạn sẽ có những lát thịt bò mỏng tang vừa ý. Cho hết thịt vào bát tô ướp cùng hành khô băm nhỏ + 1 thìa canh nước mắm + 1 thìa cà phê bột nêm, bọc kín miệng bằng màng bọc thực phẩm, để vào ngăn mát tủ lạnh ướp trong khoảng 30 phút cho thịt ngấm.
Dứa các bạn gọt vỏ, cắt mắt, 1/2 quả dứa chúng mình sẽ thái thành các lát mỏng để ăn kèm, còn 1/4 các bạn mang đi xay nhuyễn rồi chắt lấy phần nước cốt nhé, 1/4 dứa còn lại các bạn mang ra thớt băm nhuyễn. Hành tây các bạn bóc vỏ, rửa sạch thái nhỏ. Sả đập dập. Xà lách các bạn tách từng bẹ, bỏ gốc; giá đỗ; rau thơm bỏ cuộng và các loại rau sống ăn kèm các bạn cũng nhặt sạch, bỏ rễ rồi đem ngâm nước muối loãng khoảng 15 phút, sau đó vớt ra rổ để ráo nước rồi bày ra đĩa. Dưa chuột, khế, chuối xanh chúng mình rửa sạch, gọt vỏ, thái lát mỏng rồi ngâm với nước lạnh để không bị thâm nhé. Dừa tươi các bạn chọc lỗ lấy nước. Tỏi bóc vỏ, băm nhỏ; ớt bỏ hạt, thái lát nhỏ.
Bước 3: Khi xương đã được ninh kỹ, các bạn lọc lấy phần nước đổ sang nồi lẩu. Đặt nồi lẩu lên bếp đun lửa to, cho nước cốt dứa + nước dừa tươi + hành tây + sả đập dập + 1/3 bát con dấm vào nồi lẩu đun cùng. Đến khi thấy nước lẩu sôi các bạn giảm thành lửa, nêm thêm mắm, bột nêm và bôt ngọt vào nồi đến khi thấy vừa miệng rồi tiếp tục đun thêm 5 phút nữa nhé. Đến lúc này thì nồi nước dùng để nhúng lẩu đã được chế biến xong rồi đấy.
Bước 4: Mắm nêm là phần nước chấm không thể thiếu khi thực hiện món này đâu nhé, thế nên các bạn đừng quên pha một bát mắm nêm thật ngon nha. Các bạn thử tham khảo tỷ lệ pha này: 1 thìa mắm nêm + 1,5 thìa đường + 1 thìa nước cốt chanh + tỏi, dứa, ớt băm nhuyễn đã được chuẩn bị sẵn. Dùng đũa khuấy thật đều đến khi các gia vị tan và hòa quuyện vào nhau. Các bạn nhớ nếm thử để điều chỉnh vị chua, mặn, ngọt cho phù hợp khẩu vị nhé.
Tất cả cả các công đoạn nấu lẩu nhúng dấm đã hoàn thành rồi, giờ chúng mình chỉ còn cần bày biện ra mâm chiếu nữa là đánh chén thôi. Các bạn chuẩn bị một chiếc bếp điện để vào giữa mâm, đặt nồi nước lẩu nên, bật lửa to đến khi nước sôi lại thì chúng mình sẽ cho thịt bò vào nhúng. Lấy một chiếc bánh tráng, đặt rau xà lách lên trên, rồi đặt thịt bò mới nhúng lên trên rau xà lách, cho thêm một chút bún, một chút các loại rau sống, một miếng dứa... rồi cuộn chặt lại, chấm với mắm nêm, chậc chậc ngon bá cháy luôn đúng không nào.
Vậy là cả nhà đã có được món lẩu bò nhúng dấm ngon như ý đúng điệu như tại nhà hàng rồi, chúc các bạn và gia đình có thêm được nhiều công thức nấu ăn ngon hơn để trổ tài mỗi dịp.

Những đặc sản nức tiếng vùng Tây Bắc

Mường Khương Quán là cái tên được bắt nguồn từ một địa phương vùng Tây Bắc, nơi đây nổi tiếng với những hũ rượu ngon, những con người hào sảng và những món ăn đặc sản nức tiếng cả nước. Hôm nay, nhà hàng Mường Khương Quán xin giới thiệu đến quý độc giả những món ăn đặc sắc nổi tiếng nhất vùng Tây Bắc
1.Cá bống vùi ro
Cá bống thường được bắt ở các sông suối nên không to lắm và được chế biến cực kỳ công phu. Cá được ướp với rất nhiều gia vị sau khi làm sạch như: gừng, tiêu, sả, ớt… rồi bọc trong lá dong, vùi trong tro. Khi thưởng thức bạn sẽ cảm nhận được vị béo ngậy nhưng không ngán của cá. Bên cạnh đó là mùi thơm nhẹ của lá dong đem lại cảm giác lạ miệng.

2.Lợn cắp nách
Lợn “cắp nách” hay còn gọi là “lợn lửng” chỉ  có ở vùng cao. Người dân bản địa thường thả các con lợn mới sinh vào trong rừng để chúng tự sinh sống, tự kiếm thức ăn. Vì vậy thịt của chúng rất ngon, chẳng khác nào thịt lợn rừng. Đặc biệt giống lợn này chỉ nặng khoảng từ 10 – 15kg, con lớn nhất cũng chỉ 20kg nên thịt hầu như không có mỡ ăn rất ngon.

3.Măng nộm hoa ban
Nếu có dịp đến Lai Châu, bạn nhớ ghé qua bản làng của người Thái để có dịp thưởng thức món măng nộm hoa ban với hương vị cực ngon. Đó là sự hòa quyện của tất cả các hương vị: đắng, chua, cay, ngọt, mặn, bùi mà hiếm món ăn nào có được. Ngoài nguyên liệu chính là măng và hoa ban thì đặc sản này còn có thịt cá nướng thơm phức bắt ở các con suối tạo nên vị đặc trưng cho đặc sản miền núi.

4. Thắng cố
Đây là món ăn đặc trưng truyền thống của người Mông. Thịt nấu “thắng cố” được chế biến từ thịt bò, thịt trâu, thịt ngựa và thịt lợn. Các bộ phận như: lòng, tim, gan, tiết, thịt, xương được cho vào chảo nước đun nhừ, có thể cho thêm các loại rau. Khi ăn, chảo vẫn để trên bếp đun, ăn đến đâu múc ra bát đến đó.
Đây là món ăn thường được làm vào các ngày lễ hội, lễ ăn thề bảo vệ rừng, những ngày có đông người như hội làng, dòng họ, hay ở chợ phiên.
5. Bê chao 
Những chú bò non ở Mộc Châu khi mới sinh ra (gọi là bê) được xác định giới tính, nếu là bê cái sẽ giữ lại nuôi để lấy sữa, còn bê đực không cho sinh sản sẽ bị loại. Khi bê con bị loại, người dân ở cao nguyên Mộc Châu đã biến nó thành một món ăn giàu chất dinh dưỡng, ngon và hấp dẫn – món bê chao.
6.Rêu đá nướng
Rêu nướng tẩm với các gia vị như sả, gừng, bột ớt, hạt dổi, quả muối, hạt sẻn…rồi được gói vào lá dong và vùi trong tro nóng. Món ăn mang lại sự tò mò và thích thú cho du khách khi lần đầu thưởng thức bởi sự mềm, ngậy và hương vị đặc trưng. Rêu đá là loại rau sạch của người dân Lai Châu.
Người ta phải rất kỳ công khi lấy chúng về từ các tảng đá bên suối để chế biến thành các món ăn ngon cho gia đình như nấu canh, nướng, xào... Khi sơ chế rêu, người làm cần vớt rêu cho vào rổ, rửa qua nước sạch nhằm loại bỏ cát và các chất bẩn, bỏ lên một tảng đá to, hoặc thớt rồi dùng một khúc gỗ to để đập, cứ làm như thế vài lần thì mới có thể đem nấu
Trên đây là một số món ăn ngon đặc sắc nhất của vùng Tây Bắc được nhiều thực khách xa gần biết đến, cùng Mường Khương Quán trải nghiệm những món ăn ngon và thưởng thức các mẹt lợn mán đủ món tại nhà hàng chúng tôi nào.

 
Đặt Bàn: 0981.85.1196